Rất nhiều người cho rằng chế độ chụp toàn cảnh và chụp ảnh 360 độ trên điện thoại là một, nhưng thực tế không phải vậy. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn hai chế độ này khác nhau như thế nào.
1. Phân biệt chế độ chụp ảnh toàn cảnh và chế độ chụp ảnh 360 độ
1.1. Chụp ảnh toàn cảnh là gì
Chụp ảnh toàn cảnh hay còn có tên gọi khác là Panorama, là cách chụp hình một không gian dưới 1 góc rộng bất kì, còn có thể hiểu là cảnh quay lia. Khung hình lúc này sẽ được mở rộng hơn rất nhiều so với khung hình được chụp ở chế độ bình thường.
Ứng dụng của chế độ chụp hình này thường thấy ở những tấm quảng cáo lớn, cần ảnh chụp có không gian rộng lớn bởi chúng cho phép chụp hình góc rộng từ 110° đến 360°.
Các chế độ chụp hình toàn cảnh bao gồm rất nhiều loại, có thể kể đến một số loại phổ biến như Horizon Panorama, Vertical Panorama, Polar, Cubic, Cylindrical,... trong đó có Sphere là tương đối giống với chụp hình 360°. Sphere sẽ mang đến một bức ảnh như một hành tinh thu nhỏ.
1.2. Chụp hình 360 độ là gì
Ảnh 360 độ còn được gọi là ảnh toàn cảnh thực tế ảo Virtual Reality (VR). Những bức ảnh này được lấy từ một loạt các điểm khác nhau, rồi được ghép lại trên một trục cố định gọi là điểm nút. Để có được một bức ảnh 360 độ hoàn chỉnh, chúng ta sẽ sử dụng các website và phần mềm tạo thành ảnh 360 độ.
Các phần mềm chuyên dụng để tạo ra bức hình 360 độ là Quicktime VR, Java VR hoặc Flash với việc kết hợp hình ảnh và nhúng các tập tin bằng cách liên kết hình ảnh xà xoay theo phần mềm.
Nếu như ảnh của Panorama chỉ được xem ở dạng tĩnh với dung lượng file tương đối lớn thì ảnh 360 độ chúng ta chỉ cần phóng to, thu nhỏ, di chuyển ở bất kỳ vị trí nào trên ảnh là có thể nhìn tổng quan cảnh ở mọi góc độ, hoặc xem gần hơn để thấy rõ ràng, chi tiết đối tượng.
Có vẻ như ảnh 360 độ chiếm ưu thế hơn so với chụp toàn cảnh, tuy nhiên chúng ta có thiết bị chuyên dụng hỗ trợ chụp, quay hoặc quay video toàn cảnh 360 độ, sẽ chẳng ảnh hưởng gi đến chất lượng hình ảnh sau này.