icon
Cơ hội nhận ngay 05 VRtour cùng với 05 bản thiết kế cải tạo căn hộ miễn phí. Chương trình diễn tra đến hết 31/01/2024. ...

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp - Kỳ diệu của sự giao thoa

Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Công Nghiệp
29 tháng 01, 2024

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp (Industrial Interior Design) là phong cách thiết kế nội thất rất được ưa chuộng hiện nay, đặc biệt phù hợp với người thích một ngôi nhà vừa trang nhã, vừa tinh tế nhưng cũng không quá cầu kỳ và nhiều màu sắc.

Vậy phong cách thiết kế nội thất công nghiệp là gì? Phong cách này có những điểm nổi bật nào? Trong bài viết này, MOGIVI sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phong cách thiết kế này.

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp là gì?

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp (Industrial) ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX, thời điểm cách mạng công nghiệp Châu Âu bị suy thoái, khi mà hàng loạt các nhà máy bắt đầu bị bỏ hoang do chuyển xưởng sản xuất. Trong bối cảnh đó, các kiến trúc sư đã nảy sinh ra nhiều ý tưởng với mong muốn tận dụng những công trình bỏ hoang này. Trong suốt khoảng thời gian đó, cuối cùng họ cũng đã sáng tạo ra một phong cách thiết kế độc đáo, phá cách, tinh tế, hiện đại có tên là Industrial Interior Design - Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp.

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp là một xu hướng trong lĩnh vực thiết kế nội thất mang đến sự hiện đại, tính ứng dụng và thường được ảnh hưởng bởi không gian công nghiệp và sản xuất.

Phong cách này thường có các yếu tố kiến trúc "thách thức" truyền thống bằng cách làm mới và tạo ra các không gian linh hoạt, sáng tạo, độc đáo.

Chính vì vậy, phong cách này thường được ưa chuộng trong các không gian như các căn hộ loft, văn phòng và các cửa hàng thương mại.

image

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

6 điểm nổi bật tạo nên phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

1. Chất liệu thủ công, công nghiệp

Phong cách này thường sử dụng các vật liệu công nghiệp thường được bảo quản ở trạng thái tự nhiên hoặc được chế tác một cách đơn giản để tạo nên vẻ hiện đại và công nghiệp. Các vật liệu được sử dụng điển hình như:

  • Bê tông: Bê tông thường được sử dụng vì tính chắc chắn, chịu lực tốt và khả năng tạo hình đa dạng, thường được giũ nguyên bề mặt để tạo độ thô ráp. Điều này góp phần cấu trúc lên vẻ đẹp công nghiệp. 

  • Kim loại: Kim loại thường được chọn vì độ bền và khả năng chống ăn mòn. Thường được dùng trong các khung cửa sổ, bàn làm việc, ghế, kệ sách và đèn trang trí. Các chi tiết như ống đen và kết cấu kim loại có thể được sử dụng để tạo điểm nhấn trong không gian.

  • Gỗ tự nhiên: Mặc dù phong cách công nghiệp thường chú trọng vào vật liệu công nghiệp nhưng việc gỗ tự nhiên vẫn rất được ưa chuộng. Bởi vì gỗ mang lại sự ấm áp và có thể được sử dụng để cân bằng với vẻ công nghiệp của các vật liệu khác.

  • Thép có độ rỉ: Một nét đặc trưng rất riêng của phong cách công nghiệp chính là dùng thép có độ rỉ để trang trí, tạo nên vẻ độc đáo và điểm nhấn cho không gian.

  • Gạch: Gạch vuông nhỏ thường được ưa chuộng để tạo ra các mô-típ hiện đại và độc đáo. Gạch thường được sử dụng cho sàn nhà, tường, và thậm chí làm điểm nhấn trên các bề mặt khác như bàn làm việc.
  • Kính: Kính có thể làm tăng ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà và tạo không gian mở, thông thoáng hơn.

image

Gạch là vật liệu đặc trưng trong phong cách thiết kế Công nghiệp

image

Sử dụng gỗ trong thiết kế theo phong cách công nghiệp

2. Màu sắc trung tính, đơn giản

Màu sắc có vai trò quan trọng trong phong cách thiết kế nội thất công nghiệp. Thông thường, màu sắc được chọn theo hướng tối giản và hiện đại, thể hiện tính chất công nghiệp và đôi khi mang đến cảm giác góc cạnh và mạnh mẽ. Dưới đây là một số đặc điểm phổ biến của màu sắc trong phong cách thiết kế nội thất công nghiệp:

2.1 Đen, Trắng và Xám

  • Đen: Tạo nên sự sang trọng và đậm chất hiện đại. Được sử dụng để làm nổi bật chi tiết và tạo sự tương phản trong không gian.
  • Trắng: Thể hiện sự tinh tế, tạo cảm giác sáng và rộng hơn. Sử dụng nhiều trong không gian nhỏ.
  • Xám: Làm nền cảnh trầm để hòa quyện và nổi bật các vật liệu như thép, bê tông, và gạch.

2.2 Màu Nâu và Màu Gỗ Tự Nhiên

  • Màu nâu: Thường được sử dụng để làm ấm không gian và tạo cảm giác thoải mái cho căn phòng. Có thể kết hợp cùng vật liệu như gỗ và da.
  • Màu Gỗ Tự Nhiên: Giúp cho không gian gần gũi với thiên nhiên hơn.

2.3 Nâu Rust và đỏ Gi:

Thường được sử dụng để làm nổi bật và tạo điểm nhấn trong không gian.

image

Gam màu trung tính giúp không gian rộng hơn

Tuy nhiên, để làm nổi bật lên phong cách đặc trưng của thiết kế nội thất công nghiệp, việc kết hợp các nguyên tắc từ màu sắc cho đến vật liệu là vô cùng quan trọng. Đồng thời, sự dung hòa giữa các yếu tố, chọn đúng màu sắc để làm nổi bật không gian là một bài toán khó, đòi hỏi gu thẩm mỹ và kiến thức sâu rộng. 

Để không làm xáo trộn tổng thể ngôi nhà các bạn có thể tham khảo bản mẫu thiết kế của AI Design theo phong cách Công nghiệp trên chính ngôi nhà của bạn qua ứng dụng MOGIVERE. Ứng dụng tích hợp AI (Trí tuệ nhân tạo) giúp thời gian được rút ngắn và trải nghiệm chân thực hơn.

phone-frame

3. Không gian rộng, thoải mái, tiện ích hiện đại

Điểm nổi bật của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp là không gian rộng, thoải mái, bên cạnh đó là các tiện ích vô cùng hiện đại. Dưới đây là một số điểm nổi bật của phong cách này khi thiết kế không gian của ngôi nhà:

  • Không gian mở: Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp thường ưa chuộng không gian mở, nơi các khu vực khác nhau của ngôi nhà hoặc văn phòng liên kết với nhau mà không có những rào cản cứng nhắc. Điều này tạo ra cảm giác rộng lớn và thoải mái.

  • Trần cao và cửa sổ lớn: Tăng cường cảm giác không gian rộng lớn và thoải mái. Cửa sổ lớn thường được sử dụng để tận dụng ánh sáng tự nhiên, kết hợp với không gian mở, tạo ra một không gian sống và làm việc rất thoáng đãng.

  • Nghệ thuật và trang trí tường:Thường tập trung vào việc sử dụng nghệ thuật trang trí tường hoặc các chi tiết trang trí độc đáo, như tấm kim loại có hoa văn, để tạo ra điểm nhấn nghệ thuật và cá tính.

  • Tường gạch lục giác và bê tông: Tạo ra điểm nhấn mạnh mẽ trong không gian. Kết hợp với đèn trần kim loại, tạo nên một không gian độc đáo và sáng tạo.

image

Thiết kế không gian mở trong phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

image

Nghệ thuật trang trí tường trong thiết kế nội thất Công nghiệp

4. Thiết kế vị trí cửa sổ và tận dụng ánh sáng

Có thể thấy, việc sử dụng các bóng đèn chiếu sáng là một nét đặc trưng để dễ nhận ra phong cách nội thất công nghiệp. Bên cạnh các bóng đèn điện, cửa sổ luôn được thiết kế rộng để tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên cho ngôi nhà cũng như là cho gia chủ sinh hoạt bên trong.

image

Tận dụng ánh sáng để căn phòng không bị quá tối và giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả hơn

5. Nội thất độc đáo, mang đậm nét mạnh mẽ

Đồ dùng nội thất trong phong cách thiết kế công nghệ thường mang đường nét mạnh mẽ, độc đáo. 

  • Đèn trang trí: Thường có thiết kế đơn giản và sử dụng chủ yếu là kim loại, thép không gỉ, đồng hoặc nhôm. Đèn thiết kế công nghiệp, chủ yếu là đèn sợi đèn, đèn chùm kim loại hoặc đèn treo.

  • Tủ và kệ góc: Thường được làm từ gỗ tự nhiên hoặc kim loại, với cổng trượt hoặc cửa. Một số tủ có thể để lộ các chi tiết kim loại, vít và bản lề để tăng cường vẻ đẹp công nghiệp.

  • Bàn trà và bàn ăn: Bàn trà và bàn ăn thường có khung kim loại hoặc gỗ, thậm chí có thể là kết hợp của cả hai. Mặt bàn thường sử dụng gỗ tự nhiên, bê tông, hoặc kính đen.

  • Ghế sofa và ghế ăn: Thường có khung kim loại hoặc gỗ với các đường nét đơn giản. Nệm thường được làm từ vật liệu có vẻ mạnh mẽ như da, vải canvas hoặc linen.

  • Gối và trải giường: Gối sofa thường sử dụng vải canvas hoặc da với các chi tiết may và viền. Trải giường thường được làm từ vải có độ bền cao hoặc da, thường có các chi tiết may và sợi đường để tạo nên vẻ thô mộc.

  • Nội thất tự chế và tái chế: Thiết kế nội thất công nghiệp thường sử dụng nội thất tự chế hoặc tái chế từ các vật liệu công nghiệp cũ, tạo ra những chiếc bàn, ghế, và kệ sách độc đáo, lịch lãm.
image

Đồ dùng nội thất có thiết kế tinh giản để tạo nên những nét thô sơ, nét mạnh mẽ cho không gian

6. Thiết kế cầu thang thép

Một điểm đặc trưng tiếp theo trong phong cách thiết kế này chính là thiết kế cầu thang bằng chất liệu thép. Không sử dụng bê tông và lót gạch men bề mặt như các kiểu thông thường. 

Kiểu trang trí này sử dụng cầu thang xương cá bằng thép hoặc khung thép kết hợp với bậc cầu bằng thang gỗ, tạo nên một điểm ấn tượng và vô cùng độc đáo cho thiết kế tổng thể. Mang đến cảm giác đơn giản, mạnh mẽ bao trùm toàn bộ không gian của ngôi nhà.

image
image

Cầu thang thép trong Phong cách thiết ké Công nghiệp

Ứng dụng phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều không gian sống và làm việc khác nhau, cụ thể như:

  • Không gian sống cá nhân

  • Cửa hàng và showroom

  • Quán cà phê và nhà hàng

  • Văn phòng công ty sáng tạo

  • Không gian nghệ thuật và triển lãm.

Tổng kết

Nội dung là tất cả những gì bạn cần biết phong cách thiết kế nội thất công nghiệp. Hy vọng bài viết này của MOGIVI đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phong cách thiết kế này.

Trường hợp bạn muốn áp dụng phong cách thiết kế này vào chính ngôi nhà của mình thì bạn có thể trải nghiệm ứng dụng MOGIVERSE với công nghệ AI DESIGN giúp hình dung tổng quan ngôi nhà xoay 360 độ với các bản thiết kế thông minh, tiện lợi.

img

Nhận ngay bản thiết kế cải tạo căn hộ

Ngày nay, với sự tích hợp của trí tuệ nhân tạo vào thiết kế nội thất, MOGIVERSE đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tạo ra không gian sống và làm việc thông minh, linh hoạt và độc đáo. Bên cạnh đó còn có AI Design không chỉ là công cụ, mà còn là nguồn cảm hứng, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sở thích và phong cách cá nhân của mỗi người.

Chia sẻ bài viết này

ai tour icon

Mới! MOGIVERSE cập nhật icon Gold cho không gian đã có bản cải tạo thiết kế.

Vui lòng nhấn vào chế độ VR Tour - Chọn AI Design để trải nghiệm không gian nội thất đã cải tạo

ai tour icon